Vì Sao Thêu Mất Rất Nhiều Thời Gian? | Giải Thích Chi Tiết Quy Trình
Đặng Tuấn Khương
Chủ Nhật,
27/04/2025
4 phút đọc
Nội dung bài viết
Nhiều khách hàng thắc mắc: "Tại sao thêu một hình nhỏ cũng mất nhiều thời gian đến vậy?" Hay "Sao thêu không đơn giản như in, chỉ cần bấm nút là xong?"
Thực tế, thêu và in là hai quy trình hoàn toàn khác biệt về kỹ thuật và độ phức tạp. Để bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là toàn bộ các công đoạn từ khi nhận hình ảnh đến khi hoàn thiện một sản phẩm thêu:
1. Nhận hình ảnh và phân tích
-
Đầu tiên, chúng tôi sẽ nhận file hình từ khách và phân tích xem hình có phù hợp để thêu không.
-
Nếu hình quá nhiều chi tiết nhỏ, màu chuyển sắc phức tạp, kỹ thuật viên sẽ cần đơn giản hóa hình ảnh để đảm bảo thêu lên vẫn rõ nét, đẹp mắt.
2. Vẽ lại hình thành file thêu (gọi là "digitizing")
-
Khác với in, thêu không thể dùng file ảnh gốc.
-
Hình ảnh phải được chuyển đổi thành bản đồ mũi kim bằng phần mềm chuyên dụng như Wilcom, Hatch, Tajima DG…
-
Người kỹ thuật viên phải:
-
Quyết định từng đường đi của kim.
-
Chọn loại mũi (satin, fill, chạy viền…).
-
Tính toán mật độ chỉ, hướng thêu phù hợp với từng loại vải.
-
-
Đây là công đoạn cực kỳ tỉ mỉ và cần tay nghề kỹ thuật cao, thường mất vài tiếng cho những file phức tạp.
3. Chọn vật liệu và chuẩn bị chỉ, vải
-
Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ chọn loại chỉ phù hợp (polyester, cotton...) và lựa chọn màu sắc gần nhất với yêu cầu.
-
Đồng thời chọn loại vải phù hợp với sản phẩm cần thêu: vải mỏng, vải dày, da, nỉ,... vì mỗi chất liệu yêu cầu kỹ thuật thêu khác nhau.
4. Căn chỉnh khung thêu
-
Vải phải được căng đúng độ trên khung thêu để tránh tình trạng nhăn, lệch, co rút trong quá trình thêu.
-
Đặc biệt, nếu thêu trên sản phẩm đã may sẵn như áo thun, nón, túi xách,... việc căn chỉnh khung sẽ mất nhiều thời gian và độ chính xác càng phải cao.
5. Chạy thử (test thêu)
-
Trước khi thêu chính thức, sản phẩm sẽ được test mẫu trên vải tương tự.
-
Mục đích test:
-
Kiểm tra độ sắc nét của mũi chỉ.
-
Xem xét các lỗi như: đứt chỉ, rối chỉ, nhăn vải, lệch màu.
-
-
Nếu test bị lỗi, kỹ thuật viên phải chỉnh sửa lại file và test lại từ đầu — tốn khá nhiều thời gian để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chuẩn.
6. Tiến hành thêu chính thức
-
Sau khi đã kiểm tra ổn định, mới bắt đầu thêu lên sản phẩm thật.
-
Thợ thêu phải canh chỉnh vị trí, kích thước sao cho đúng yêu cầu ban đầu, vì thêu sai một lần gần như không thể sửa chữa.
7. Hoàn thiện sau thêu
-
Sau khi thêu xong, sản phẩm cần được:
-
Cắt chỉ thừa, xử lý phần mặt sau nếu có lót hoặc keo.
-
Ủi phẳng, hoàn thiện sản phẩm trước khi giao cho khách.
-
👉 Tóm lại:
- In thì chỉ cần đưa file vào máy, bấm nút, vài phút sau có sản phẩm.
- Thêu thì mỗi hình ảnh phải vẽ lại hoàn toàn thành một "bản đồ" kim và chỉ cực kỳ chi tiết. Sau đó máy mới chạy từng mũi kim một cách chính xác.
- Nếu file digitizing không chuẩn, sản phẩm sẽ bị lỗi nặng, phải làm lại từ đầu.
Chính vì thế, thêu theo yêu cầu cần nhiều công đoạn hơn, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao và tốn nhiều thời gian hơn. Nhưng bù lại, sản phẩm thêu luôn mang vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, độ bền vượt trội theo năm tháng.